Chè xanh Trung Long
Rượu chuối Kim Bình
Lạc Chiêm Hóa
Vịt bầu Minh Hương
Miến dong Hợp Thành
Bưởi Xuân Vân
Bưởi đặc sản Phúc Ninh
Rượu gạo men lá Tiến Huy
Chè Bát tiên Mỹ Bằng
Gạo chất lượng cao Kim Phú
Chè Đặc Sản Vĩnh Tân
Gạo đặc sản Tân Trào
Mật ong Tuyên Quang
Chè Tân Thái Dương 168
Chè shan Khau Mút
Rau an toàn Hồng Thái
Chè Shan Kia Tăng
Rượu Thóc Lâm Bình
Nước khoáng Mỹ Lâm
Đại bạch trà (chè xanh)
Mắm cá Cổ Linh
Miến dong Hảo Hán
Cam sành Hàm Yên
Chè tháng 10
Gà chất lượng cao Mỹ Bằng
Đường Sơn Dương
Trâu ngố Tuyên Quang
Hồng ngâm Xuân Vân
Sử Anh TEA Tinh Hoa Trà Việt
Trâu Chiêm Hóa Tuyên Quang
Rượu ngô Na Hang
Bánh gai Chiêm Hóa
Dê Núi Thổ Bình
Cá Chiên Đặc Sản Thái Hòa
Chè Xanh Làng Bát
Bưởi Đức Ninh
Thịt Trâu Hàm Yên
Gạo đặc sản Minh Hương
Bưởi Thái Long
Đặc Sản Na Dai Lực Hành
Gà chất lượng cao Tân Tạo
Lợn đen Lăng Can
Chè Pà Thẻn Linh Phú
Thịt Trâu Hùng Mỹ
Nhãn Bình Ca
Cam Sành Hà Lang
Cá đặc sản Yên Nguyên
Lạc Thổ Bình
Hồng Tràng Đà
Đặc sản cam đường Phúc Ninh
Đậu Xanh Yên Hoa
Mật Ong Bình Ca
Cam sành Trung Hà
Đặc sản thịt trâu Bình An
Gà đỏ Đồng Dầy
Cà gai leo Hợp Hòa
Chè Shan tuyết Na Hang
Rượu Ngô Thức Mần - Sơn Phú
Quả Lê Khâu Tràng
Thịt Lợn Đen Thanh Tương
Rượu Ngô men lá Lâm Bình
Rau bò khai Lâm Bình
Bún khô Đà Vị
Bưởi Soi Hà
Rượu 9 Chum

Chè Đặc Sản Vĩnh Tân

Năm 2013, sản phẩm chè của HTX chè Vĩnh Tân (xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) đoạt cúp đồng “Búp chè Vàng” tại Fesival chè Thái Nguyên và hiện tại trở thành thương hiệu chè nổi tiếng bậc nhất của tỉnh Tuyên Quang.

THÔNG TIN CHI TIẾT

Số đơn 4-2013-17394 Ngày 05/08/2013
Số chứng nhận 4-0255260-000 Ngày cấp 01/12/2015
Chủ đơn Hợp tác xã sản xuất chè Vĩnh Tân
Địa chỉ Xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
Tên CSSX Hợp tác xã sản xuất chè Vĩnh Tân
Địa chỉ CSSX Thôn Vĩnh Tân, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
Giám đốc Ông Phạm Văn Tuyến
SĐT 01694 025 648 Huyện Sơn Dương
Diện tích 120 ha
Năng suất 13,5 tấn/ha/năm
Mùa vụ Tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10
Sản lượng
Đặc điểm Màu xanh, vị chát dịu
Thị trường Tuyên Quang, Hà Nội, Hải Phòng
Khả năng cung ứng Hạn chế vì sản lượng chưa cao

        HTX chè Vĩnh Tân được coi là “đầu tàu” đưa nghề làm chè của xã Vĩnh Tân lên một tầm cao mới. Ngày 25/11/2014, Vĩnh Tân chính thức trở thành làng nghề đầu tiên được công nhận trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Bằng phương thức sản xuất khoa học, hiện đại, thương hiệu chè Vĩnh Tân đang ngày càng được khẳng định.

Định hướng đi cho người dân

        Ông Phạm Văn Tuyến - Giám đốc HTX chè Vĩnh Tân, cho biết: “Năm 2017, toàn thôn Vĩnh Tân có hơn 100 hộ, 95% trong số đó tham gia sản xuất, chế biến các sản phẩm chè. Hiện tại, Vĩnh Tân đã hình thành vùng sản xuất chè tập trung, với diện tích hơn 100ha”.

        HTX chè Vĩnh Tân được thành lập từ năm 2013, gồm 26 thành viên tham gia, vốn điều lệ trên 200 triệu đồng, sản xuất chuyên canh chè trên diện tích gần 30ha, với mục tiêu nâng tầm thương hiệu, gia tăng giá trị sản phẩm chè tại địa phương.

        Theo lãnh đạo HTX, bên cạnh duy trì giống chè xanh truyền thống, thành viên HTX còn phát triển thêm một số giống chè mới, có chất lượng và giá trị kinh tế cao, tiêu biểu như chè Bát Tiên, Ngọc Thúy, O25…“Với phương thức sản xuất mới, áp dụng KH-KT, máy móc hiện đại, năng suất bình quân trong sản xuất chè của HTX liên tục tăng 8 - 10 tấn/ha lên mức 12 - 14 tấn/ha. Đồng thời, giá thành sản phẩm được nâng cao, từ mức 100.000 - 160.000 đồng/kg lên mức trên 250.000 đồng/kg. Năm 2016, thu nhập bình quân của thành viên HTX đạt trên 30 triệu đồng/người/năm”, Giám đốc Phạm Văn Tuyến cho hay.

       Sở hữu hơn 1ha chè, anh Phạm Văn Vịnh - thành viên HTX, chia sẻ: “Sự thành lập của HTX là bước ngoặt lớn trong sản xuất chè của bà con Vĩnh Tân. Dưới sự dẫn dắt của HTX, chúng tôi sản xuất khoa học hơn, cây chè không chỉ đạt năng suất cao hơn, có giá bán đắt hơn mà đầu ra còn rất ổn định”.

        “Với 2ha trồng chè, mỗi năm nhà tôi thu về gần 300 triệu đồng. Kể từ khi vào HTX, tất cả các công đoạn sản xuất chè từ chăm sóc, thu hoạch đến sơ chế, tiêu thụ đều được quản lý chặt chẽ với những nguyên tắc rõ ràng. Nếu như trước đây mạnh ai nấy làm, thì nay, chúng tôi cùng bắt tay sản xuất, tiêu thụ”, ông Thảnh - thành viên HTX, cho hay.

        Theo Giám đốc Phạm Văn Tuyến, HTX đang có những kế hoạch để mở rộng quy mô, tạo thêm nhiều quyền lợi hơn cho thành viên. Các hộ trồng chè liên kết với HTX sẽ được chuyển giao công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật canh tác chuẩn VietGAP, đồng thời, được hỗ trợ cung ứng đầu vào (vật tư, thuốc BVTV, phân bón…) và bao tiêu đầu ra.

        Bên cạnh đẩy mạnh liên kết sản xuất, công tác đầu tư hiện đại hóa cở sở vật chất cũng được HTX đặc biệt quan tâm. Kể từ năm 2010, HTX Nông - Lâm nghiệp Vĩnh Tân (tiền thân của HTX chè Vĩnh Tân), đã đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới, máy móc bắt đầu được đưa vào các công đoạn cơ bản như thu hái, sơ chế.


Chè Vĩnh Tân đang là thương hiệu chè nổi tiếng bậc nhất xứ Tuyên

       
        Hiện đại hóa, khơi thông đầu ra

        Năm 2014, HTX đã được đầu tư vốn lớn để xây dựng Nhà máy chè Vĩnh Tân, với diện tích hơn 5.000m2, đồng thời, được hỗ trợ vốn để mua máy móc phục vụ sản xuất với tổng vốn đầu tư trên 5 tỷ đồng.

        Hiện tại, HTX đang có 2 xưởng chế biến chè với tổng diện tích trên 10.000m2, vốn đầu tư khoảng 8 tỷ đồng, công suất tiêu thụ toàn bộ 200ha chè tại địa phương. Công tác xúc tiến thương mại, nâng cao thương hiệu cũng được HTX chú trọng. Từ năm 2013, HTX đã phối hợp với các đơn vị của tỉnh đẩy mạnh quảng bá, đưa sản phẩm chè Vĩnh Tân lên sàn giao dịch, vào các trung tâm thương mại, siêu thị ở các tỉnh thành trong cả nước...

        Năm 2013, HTX thực hiện đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm chè xanh đặc sản Vĩnh Tân tại Cục Sở hữu trí tuệ; đăng ký mã số, mã vạch tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng và được UBND tỉnh Tuyên Quang xác nhận chỉ giới địa lý cho vùng sản xuất chè đặc sản.

        Hiện tại, HTX đã có gian hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại số 13 đường Quang Trung (Tp.Tuyên Quang), nhằm tiếp tục giới thiệu sản phẩm chè Vĩnh Tân tại nhiều nơi. HTX cũng đang có sản phẩm giới thiệu trên Sàn Giao dịch rau quả và Thực phẩm an toàn Hà Nội. Các sản phẩm của HTX cũng được liên kết tiêu thụ tại nhiều nhà hàng, khác sạn trên địa bàn tỉnh./.

 

TRẢI NGHIỆM LÀNG NGHỀ CHÈ VĨNH TÂN

        Thôn Vĩnh Tân, xã Tân Trào hiện có trên 110 hộ thì có 105 hộ làm chè, với diện tích lên tới hơn 100 ha, trung bình mỗi hộ gia đình có gần 1 ha chè. Ngoài ra, hộ nào cũng có từ một đến vài máy sao chè thủ công. Tân Trào là Khu du lịch Quốc gia sẽ là cú huých quan trọng đưa thôn Vĩnh Tân trở thành làng nghề gắn với du lịch trải nghiệm khá hấp dẫn.
 

 

Người dân thôn Vĩnh Tân, xã Tân Trào thu hoạch chè
 

        Từ trụ sở UBND xã Tân Trào, du khách chỉ cần di chuyển hơn 1 km là vào Làng nghề Chè Vĩnh Tân, rong ruổi trên cung đường bê tông uốn lượn dưới chân đồi, những hàng chè xanh ngát trải dài tít tắp, du khách sẽ lạc vào miền xanh bất tận. Đứng trên đỉnh đồi cao, phóng tầm mắt nhìn xuống, những đồi chè lúp xúp tròn vo, được phủ đầy sóng chè. Nắng lên, chiếu xuống những búp chè xanh mơn mởn căng tràn sức sống, phô bày vẻ đẹp huyền ảo cùng với hạt sương mai, tạo thành bức tranh thiên nhiên tuyệt tác. Đến với những đồi chè Vĩnh Tân vào sáng sớm bình minh hay hoàng hôn chiều muộn đều là những thời điểm mà du khách, nhất là các bạn trẻ chụp lại những khoảnh khắc đẹp nhất ở nơi này. 


        Du khách đến đây không chỉ tham quan, chụp hình mà còn được trải nghiệm tự tay hái chè với người dân, được tận mắt chứng kiến từng công đoạn chế biến chè cầu kỳ và phức tạp. Đặc biệt, để chè sạch và chất lượng, những búp chè đều được hái bằng tay. Một năm có 9 tháng thu hoạch chè, từ tháng 4 đến tháng 12, chè thường được thu hoạch vào thời điểm giữa buổi sáng hoặc giữa chiều, khi ánh nắng đã lên hoặc vẫn còn để đảm bảo có được độ ẩm phù hợp. 
 

 

Du khách tham quan Làng nghề chè Vĩnh Tân

 

        Ngoài ra để phát triển ngành chè trở thành sản phẩm phục vụ du lịch, các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã Tân Trào đang áp dụng giải pháp công nghệ sạch, an toàn trong sản xuất chè; tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường. Đồng thời, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển hình thức du lịch đồi chè, tuyên truyền người dân và khách du lịch không xả rác thải ra các đồi chè gây ô nhiễm môi trường và làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch. 


        Nhờ điều kiện thổ nhưỡng và nhất là việc chuyển đổi những diện tích chè cũ sang trồng giống chè mới nên giá trị kinh tế mang lại cho người dân ở thôn Vĩnh Tân đã được nâng lên. Xã cũng đã gắn việc phát triển diện tích với nhu cầu chế biến và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Đặc biệt năm 2014, nhãn hiệu chè Vĩnh Tân được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu hàng hóa và đoạt Cúp “Búp chè vàng” tại Liên hoan Festival Chè Thái Nguyên, giá bán sản phẩm chè ở Tân Trào đã được cải thiện đáng kể. Sản phẩm chè của địa phương từ đây đã có cơ hội thâm nhập sâu vào thị trường.  

 

Du khách tham quan trải nghiệm chế biến chè tại hộ gia đình Làng nghề chè Vĩnh Tân

 

        Đến tham quan, trải nghiệm với Làng nghề chè Vĩnh Tân, Du khách được mua các sản phẩm chè ngon, an toàn được sao thủ công truyền thống; được trải nghiệm đi hái chè, tham gia quy trình sao, đóng gói chè. Để phát triển du lịch theo loại hình dịch vụ homestay, trong thời gian tới, Làng nghề Vĩnh Tân tiếp tục chỉnh trang khuân viên nhà ở, vệ sinh đường làng ngõ xóm, kiện toàn đội văn nghệ thôn, chuẩn bị nhiều món ăn đặc sắc của địa phương, xây dựng hội chè đạo…. Có như vậy, thương hiệu chè Vĩnh Tân mới ngày càng lan tỏa và bay xa./.
 

CHIA SẺ!

FACEBOOK COMMENTS