Chè xanh Trung Long
Rượu chuối Kim Bình
Lạc Chiêm Hóa
Vịt bầu Minh Hương
Miến dong Hợp Thành
Bưởi Xuân Vân
Bưởi đặc sản Phúc Ninh
Rượu gạo men lá Tiến Huy
Chè Bát tiên Mỹ Bằng
Gạo chất lượng cao Kim Phú
Chè Đặc Sản Vĩnh Tân
Gạo đặc sản Tân Trào
Mật ong Tuyên Quang
Chè Tân Thái Dương 168
Chè shan Khau Mút
Rau an toàn Hồng Thái
Chè Shan Kia Tăng
Rượu Thóc Lâm Bình
Nước khoáng Mỹ Lâm
Đại bạch trà (chè xanh)
Mắm cá Cổ Linh
Miến dong Hảo Hán
Cam sành Hàm Yên
Chè tháng 10
Gà chất lượng cao Mỹ Bằng
Đường Sơn Dương
Trâu ngố Tuyên Quang
Hồng ngâm Xuân Vân
Sử Anh TEA Tinh Hoa Trà Việt
Trâu Chiêm Hóa Tuyên Quang
Rượu ngô Na Hang
Bánh gai Chiêm Hóa
Dê Núi Thổ Bình
Cá Chiên Đặc Sản Thái Hòa
Chè Xanh Làng Bát
Bưởi Đức Ninh
Thịt Trâu Hàm Yên
Gạo đặc sản Minh Hương
Bưởi Thái Long
Đặc Sản Na Dai Lực Hành
Gà chất lượng cao Tân Tạo
Lợn đen Lăng Can
Chè Pà Thẻn Linh Phú
Thịt Trâu Hùng Mỹ
Nhãn Bình Ca
Cam Sành Hà Lang
Cá đặc sản Yên Nguyên
Lạc Thổ Bình
Hồng Tràng Đà
Đặc sản cam đường Phúc Ninh
Đậu Xanh Yên Hoa
Mật Ong Bình Ca
Cam sành Trung Hà
Đặc sản thịt trâu Bình An
Gà đỏ Đồng Dầy
Cà gai leo Hợp Hòa
Chè Shan tuyết Na Hang
Rượu Ngô Thức Mần - Sơn Phú
Quả Lê Khâu Tràng
Thịt Lợn Đen Thanh Tương
Rượu Ngô men lá Lâm Bình
Rau bò khai Lâm Bình
Bún khô Đà Vị
Bưởi Soi Hà
Rượu 9 Chum

Cam sành Trung Hà

Trung Hà nằm sát bên xã Phù Lưu huyện Hàm Yên. Ở đây có khí hậu và thổ nhưỡng đặc biệt thích hợp để trồng và phát triển giống cây cam sành. Với diện tích trên 430 ha, Trung Hà là xã có diện tích trồng cam nhiều nhất của huyện Chiêm Hóa. 

THÔNG TIN CHI TIẾT

Số đơn 4-2020-19401 Ngày 29/05/2020
Số chứng nhận Đang thẩm định Ngày cấp
Chủ đơn Hợp tác xã Nông Lâm nghiệp Trung Hà
Địa chỉ Thôn Nà Lừa, xã Trung Hà, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
Tên CSSX Hợp tác xã Nông Lâm nghiệp Trung Hà
Địa chỉ CSSX xã Trung Hà, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
Giám đốc Chư Thanh Thế
SĐT 0368684529 Huyện Chiêm Hóa
Diện tích 436 ha
Năng suất
Mùa vụ
Sản lượng 2.500 tấn/năm
Đặc điểm
Thị trường Trong và ngoài tỉnh
Khả năng cung ứng


CAM TRUNG HÀ - VÀNG TRONG NÚI

        Theo người bạn men theo chân núi qua vài khe suối nhỏ mát lạnh, trong veo, trước mắt tôi hiện lên bức tranh về chốn thâm sơn cùng cốc đẹp đến lạ thường, mây mù trắng xóa bồng bềnh uốn lượn như những cánh tay ngọc ngà của những nàng tiên ấp ôm những mỏm núi trùng trùng, lộ ra những triền núi trải dài tít tắp như vừa được sơn phủ một lớp sơn dầu xanh ngọc còn tươi nguyên.
 


 

        Diện tích trồng cam ở Chiêm Hóa chủ yếu tập trung ở xã Trung Hà, nhiều nhất là vùng Khuôn Nhòa, Khuôn Pồng, Khuôn Quáng, Khuổi Đinh, Khuổi Hỏi, Bản Tháng, Bản Ba với tổng số Khoảng trên 200 hộ gia đình có vườn, tổng diện tích khoảng 300ha, trong đó khoảng 200 ha đang cho thu hoạch, mỗi năm cho sản lượng ước đạt 2.500 tấn cam quả. Cam được trồng quanh nhà, các trang trại nhỏ với quy mô hộ ít vài trăm cây, hộ nhiều nhất tới 3.000 cây, tương đương từ 8 -10 ha, mỗi năm cho thu lãi từ vài triệu đồng tới vài trăm triệu đồng.

      

        Xét về chất lượng cam Chiêm Hóa không hề thua kém bất cứ vùng cam nào trên cả nước thậm trí có phần nổi trội do được thiên nhiên ban tặng cho một điều kiện rất lí tưởng.



 

TRUNG HÀ CHÚ TRỌNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CAM SÀNH THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP
 

        Với diện tích trên 430ha, Trung Hà là xã có diện tích trồng cam nhiều nhất của huyện Chiêm Hóa. Nhờ trồng cam, nhiều hộ gia đình ở một số thôn bản trên địa bàn xã Trung Hà đã có nguồn thu nhập ổn định, từng bước vươn lên làm giàu. Cam sành cũng là sản phẩm được xã chọn là sản phẩm chủ lực để thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm đặc trưng, vì vậy thời gian qua xã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cam sành theo tiêu chuẩn VietGap.

        Chị Lý Thị Nhữ, thôn Khuổi Hỏi cho biết, gia đình có 1,7ha cam được trồng từ năm 2008. Trước đây khi chưa tham gia tổ sản xuất cam VietGap, vườn cam được chăm sóc theo phương thức truyền thống, năng suất cam của gia đình không cao, mẫu mã không đẹp. Từ khi tham gia tổ sản xuất cam VietGap, gia đình chị Nhữ được tập huấn, hướng hướng dẫn các quy trình kỹ thuật, cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nên diện tích cam của gia đình chị phát triển, cho năng xuất, mẫu mã đẹp hơn, giá bán cũng cao hơn. 
 

Nông dân thôn Khuổi Hỏi, xã Trung Hà thu hoạch cam.
 

        Gia đình anh Bàn Càn Thắng cũng là một trong những hộ tham gia tổ sản xuất cam VietGap của xã Trung Hà. Anh Thắng chia sẻ, với 1,2ha cam của gia đình từ khi được chăm sóc theo các quy trình, kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh cho cam theo đúng tiêu chuẩn VietGap, vườn cam của gia đình anh phát triển khá tốt. Nếu trước đây bình quân mỗi tháng anh phải phun thuốc bảo vệ thực vật 1 lần, thì nay thực hiện quy trình chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGap sử dụng chế phẩm vi sinh trong phòng trừ sâu bệnh nên thời gian được lâu hơn, tiết kiệm được chí, công lao động.
 

Thương lái đến thu mua cam tại vườn cho người dân.

        Xã Trung Hà hiện có trên 430ha cam tập trung nhiều ở các thôn Khuôn Pồng 1, Khuôn Phồng 2, Khuôn Nhòa, Khuổi Hỏi, Khuổi Đinh...Để khuyến khích phát triển vùng cam, thời gian qua xã đã tổ chức triển khai và thực hiện Đề án phát triển vùng sản xuất cam sành tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2014 – 2020 theo nghị quyết số 10 và 12 của HĐND tỉnh Tuyên Quang về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó để nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm cam sành, từ năm 2017 xã đã triển khai thực hiện mô hình sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGap diện tích 15,4ha với 9 hộ gia đình tham gia. Thay đổi lớn nhất mà người nông dân nhận được khi thực hiện chăm sóc, sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGap chính là giảm chi phí cho phân bón, thuốc trừ sâu, chi phí giảm tới trên 50%. Đặc biệt triển khai thực hiện chương trình mỗi xã 1 sản phẩm đặc trưng cam sành được chọn là sản phẩm chủ lực của xã thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm là hết sức cần thiết. 

        Tháng 12/2020, Cam sành Trung Hà được công nhận, xếp hạng sản phẩm OCOP hạng 3 sao.

 

CHIA SẺ!

FACEBOOK COMMENTS