Chè xanh Trung Long
Rượu chuối Kim Bình
Lạc Chiêm Hóa
Vịt bầu Minh Hương
Miến dong Hợp Thành
Bưởi Xuân Vân
Bưởi đặc sản Phúc Ninh
Rượu gạo men lá Tiến Huy
Chè Bát tiên Mỹ Bằng
Gạo chất lượng cao Kim Phú
Chè Đặc Sản Vĩnh Tân
Gạo đặc sản Tân Trào
Mật ong Tuyên Quang
Chè Tân Thái Dương 168
Chè shan Khau Mút
Rau an toàn Hồng Thái
Chè Shan Kia Tăng
Rượu Thóc Lâm Bình
Nước khoáng Mỹ Lâm
Đại bạch trà (chè xanh)
Mắm cá Cổ Linh
Miến dong Hảo Hán
Cam sành Hàm Yên
Chè tháng 10
Gà chất lượng cao Mỹ Bằng
Đường Sơn Dương
Trâu ngố Tuyên Quang
Hồng ngâm Xuân Vân
Sử Anh TEA Tinh Hoa Trà Việt
Trâu Chiêm Hóa Tuyên Quang
Rượu ngô Na Hang
Bánh gai Chiêm Hóa
Dê Núi Thổ Bình
Cá Chiên Đặc Sản Thái Hòa
Chè Xanh Làng Bát
Bưởi Đức Ninh
Thịt Trâu Hàm Yên
Gạo đặc sản Minh Hương
Bưởi Thái Long
Đặc Sản Na Dai Lực Hành
Gà chất lượng cao Tân Tạo
Lợn đen Lăng Can
Chè Pà Thẻn Linh Phú
Thịt Trâu Hùng Mỹ
Nhãn Bình Ca
Cam Sành Hà Lang
Cá đặc sản Yên Nguyên
Lạc Thổ Bình
Hồng Tràng Đà
Đặc sản cam đường Phúc Ninh
Đậu Xanh Yên Hoa
Mật Ong Bình Ca
Cam sành Trung Hà
Đặc sản thịt trâu Bình An
Gà đỏ Đồng Dầy
Cà gai leo Hợp Hòa
Chè Shan tuyết Na Hang
Rượu Ngô Thức Mần - Sơn Phú
Quả Lê Khâu Tràng
Thịt Lợn Đen Thanh Tương
Rượu Ngô men lá Lâm Bình
Rau bò khai Lâm Bình
Bún khô Đà Vị
Bưởi Soi Hà
Rượu 9 Chum

Chè Pà Thẻn Linh Phú

“Chè Pà Thẻn” là cái tên mà người dân xã Linh Phú (Chiêm Hóa) đặt cho sản phẩm chè ở 2 thôn Khuổi Hóp, Nà Luông, được trồng từ khoảng 40 năm nay. chè chỉ bón bằng phân bón hữu cơ, không phun thuốc diệt cỏ, từ việc trồng đến chăm sóc cây chè, thu hái chè, sao chè đều được bà con làm thủ công.

THÔNG TIN CHI TIẾT

Số đơn 4-2020-19403 Ngày 29/05/2020
Số chứng nhận Đang thẩm định Ngày cấp
Chủ đơn Hợp tác xã chè Pà Thẻn xã Linh Phú
Địa chỉ Thôn Khuổi Hóp, xã Linh Phú, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
Tên CSSX Hợp tác xã chè Pà Thẻn
Địa chỉ CSSX Thôn Khuổi Hóp, xã Linh Phú, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
Giám đốc Hà Ngọc Thọ
SĐT 0985420018. Huyện Chiêm Hóa
Diện tích 25,09 ha
Năng suất 6,79 tấn chè tươi/ha/năm
Mùa vụ
Sản lượng 135 tấn chè tươi
Đặc điểm hương chè thơm dịu, nước chè xanh trong
Thị trường Trong nước
Khả năng cung ứng
        “Chè Pà Thẻn” là cái tên mà người dân xã Linh Phú (Chiêm Hóa) đặt cho sản phẩm chè ở 2 thôn Khuổi Hóp, Nà Luông, được trồng từ khoảng 40 năm nay. Ngoài ra còn có giống chè mới, trồng từ khoảng 5 năm trước, nay đã cho thu hoạch và mang lại nguồn thu ổn định cho người dân.

        Chè Pà Thẻn hợp thổ nhưỡng, khí hậu ở Linh Phú, lại được bà con chăm bón theo quy trình thủ công với phân bón hữu cơ. Chè không sử dụng hóa chất bảo vệ nên có chất lượng tốt, hương chè thơm dịu, không có mùi hắc, nước chè xanh trong. Ông Tái Văn Mùi, Bí thư Đảng ủy xã cho biết, qua khảo sát thực tế, nắm được chất lượng chè của người Pà Thẻn trên địa bàn có thể trở thành một sản phẩm đặc sản, năm 2017 xã đã chỉ đạo thành lập Hợp tác xã Chè Pà Thẻn nhằm đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.

        Hiện nay, cấp ủy, chính quyền xã đang cùng với các cơ quan chuyên môn của huyện và Sở Khoa học - Công nghệ thực hiện các bước đăng ký nhãn hiệu Chè Pà Thẻn. Đây cũng là sản phẩm chính trong triển khai Chương trình xây dựng “Mỗi xã một sản phẩm đặc trưng”. Tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2015 – 2020 cũng đã đưa cây chè vào là một trong những cây trồng chủ lực của địa phương.
 

Người Pà Thẻn thôn Khuổi Hóp, xã Linh Phú (Chiêm Hóa) thu hoạch chè.

        Ông Lương Văn Nghĩa, Giám đốc Hợp tác xã Chè Pà Thẻn chia sẻ, hiện nay, diện tích chè của người Pà Thẻn trên địa bàn đạt 23ha với 2 giống chè PH8 và TRI777. Thôn Khuổi Hóp có 40/61 hộ trồng chè, thôn Nà Luông có 20 hộ. Hai giống chè được trồng thuộc biến chủng chè Shan, cây sinh trưởng khá, búp to, mật độ búp thấp, góc độ phân cành hẹp, tán tương đối rộng, cho năng suất cao, chất lượng tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên để đạt phẩm chất tốt nhất phải có quy trình canh tác đúng kỹ thuật, đòi hỏi bà con trước khi trồng cần học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm từ các chương trình khuyến nông cũng như từ những người đi trước.

        Nhờ cây chè, nhiều người dân nơi đây có thu nhập ổn định, chất lượng cuộc sống được nâng lên. Bà Nguyễn Thị Cứng, thôn Khuổi Hóp cho biết, hiện nay gia đình bà có trên 1 ha chè, thời điểm cho thu hái bắt đầu từ tháng hai đến khoảng tháng 8 âm lịch. Mỗi tháng thu hái 2 lứa, trung bình một năm gia đình bà thu hoạch được trên 5 tấn chè tươi. Một phần nhỏ sau khi thu hái được gia đình chế biến chè thành phẩm với mong muốn tạo ra một loại chè thủ công chất lượng, trở thành sản phẩm thu hút người tiêu dùng trên địa bàn xã, huyện. Hiện nay, chè tươi có giá bán là 10 nghìn đồng/kg, chè thành phẩm được đóng gói có giá bán dao động từ 120 - 150 nghìn đồng/kg tùy theo thời điểm.

        Trong thời gian tới, chính quyền địa phương, Hợp tác xã tiếp tục hỗ trợ người dân trồng, chăm sóc và chế biến chè, đồng thời tăng cường thực hiện quảng bá sản phẩm chè Pà Thẻn tới các địa phương trong và ngoài tỉnh góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân.
 

CHIA SẺ!

FACEBOOK COMMENTS