Chè xanh Trung Long
Rượu chuối Kim Bình
Lạc Chiêm Hóa
Vịt bầu Minh Hương
Miến dong Hợp Thành
Bưởi Xuân Vân
Bưởi đặc sản Phúc Ninh
Rượu gạo men lá Tiến Huy
Chè Bát tiên Mỹ Bằng
Gạo chất lượng cao Kim Phú
Chè Đặc Sản Vĩnh Tân
Gạo đặc sản Tân Trào
Mật ong Tuyên Quang
Chè Tân Thái Dương 168
Chè shan Khau Mút
Rau an toàn Hồng Thái
Chè Shan Kia Tăng
Rượu Thóc Lâm Bình
Nước khoáng Mỹ Lâm
Đại bạch trà (chè xanh)
Mắm cá Cổ Linh
Miến dong Hảo Hán
Cam sành Hàm Yên
Chè tháng 10
Gà chất lượng cao Mỹ Bằng
Đường Sơn Dương
Trâu ngố Tuyên Quang
Hồng ngâm Xuân Vân
Sử Anh TEA Tinh Hoa Trà Việt
Trâu Chiêm Hóa Tuyên Quang
Rượu ngô Na Hang
Bánh gai Chiêm Hóa
Dê Núi Thổ Bình
Cá Chiên Đặc Sản Thái Hòa
Chè Xanh Làng Bát
Bưởi Đức Ninh
Thịt Trâu Hàm Yên
Gạo đặc sản Minh Hương
Bưởi Thái Long
Đặc Sản Na Dai Lực Hành
Gà chất lượng cao Tân Tạo
Lợn đen Lăng Can
Chè Pà Thẻn Linh Phú
Thịt Trâu Hùng Mỹ
Nhãn Bình Ca
Cam Sành Hà Lang
Cá đặc sản Yên Nguyên
Lạc Thổ Bình
Hồng Tràng Đà
Đặc sản cam đường Phúc Ninh
Đậu Xanh Yên Hoa
Mật Ong Bình Ca
Cam sành Trung Hà
Đặc sản thịt trâu Bình An
Gà đỏ Đồng Dầy
Cà gai leo Hợp Hòa
Chè Shan tuyết Na Hang
Rượu Ngô Thức Mần - Sơn Phú
Quả Lê Khâu Tràng
Thịt Lợn Đen Thanh Tương
Rượu Ngô men lá Lâm Bình
Rau bò khai Lâm Bình
Bún khô Đà Vị
Bưởi Soi Hà
Rượu 9 Chum

Lạc Chiêm Hóa

Trong nhiều năm qua, việc phát triển cây lạc gắn với quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung đã được huyện Chiêm Hóa quan tâm triển khai thực hiện. Đặc biệt từ khi được Cục sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu tập thể năm 2015 thì cây lạc Chiêm Hóa thực sự là một trong những cây trồng chủ lực, góp phần nâng cao giá trị kinh tế trong sản xuất cho bà con nông dân trên địa bàn huyện.

THÔNG TIN CHI TIẾT

Số đơn 4-2014-22904 Ngày 26/09/2014
Số chứng nhận 4-0254438-000 Ngày cấp 16/11/2015
Chủ đơn Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Phúc Sơn (VN)
Địa chỉ Thôn Khe Lài, xã Phúc Sơn, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
Tên CSSX Hợp tác xã Nông Lâm nghiệp Phúc Sơn
Địa chỉ CSSX Thôn Khe Lài, xã Phúc Sơn, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang
Giám đốc Ma Phúc Giải
SĐT 0973 205 818 Huyện Chiêm Hóa
Diện tích 2.600 ha
Năng suất
Mùa vụ Tháng 6, 12
Sản lượng 8.500 tấn lạc củ/năm
Đặc điểm Hạt mẩy, tinh dầu cao
Thị trường Tuyên Quang, Lào Cai, xuất khẩu Trung Quốc
Khả năng cung ứng Đáp ứng nhu cầu khách hàng trong và ngoài tỉnh

        Phúc Sơn là địa phương có diện tích cây lạc lớn nhất của huyện Chiêm Hóa với trên 680 ha/năm, sản lượng trên 2.200 tấn, giá trị kinh tế trên 39 tỷ đồng. Bên cạnh thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp cho cây lạc sinh trưởng thì để phát triển vùng lạc hàng hóa tại địa phương, xã Phúc Sơn đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đưa những giống lạc mới có năng xuất, chất lượng cao vào sản xuất; thực hiện thâm canh theo đúng quy trình kỹ thuật, từng bước nâng cao năng xuất cây lạc lên 33 tạ/ha. Hiện nay, xã đã thành lập 02 tổ phát triển sản xuất tại thôn Phiêng Tạ và thôn Búng Pẩu với gần 40 hộ tham gia. Tham gia tổ sản xuất, các hộ thành viên thực hiện theo một quy trình chung từ mua vật tư, phân bón đầu vào, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây lạc đến khi thu hoạch, bảo quản sản phẩm và xuất bán ra thị trường…tạo thành một chuỗi liên kết khoa học, tập trung, đã góp phần nâng cao giá trị cây lạc hàng hóa, tăng thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn xã.         

Người dân thôn Bản Cậu, xã Phúc Sơn (Chiêm Hóa) thu hoạch lạc xuân.

        Hiện nay, toàn huyện Chiêm Hóa gieo trồng trên 2.600 ha lạc, sản lượng hàng năm trên 8.500 tấn; giá trị sản xuất trên 150 tỷ đồng. Huyện đã từng bước hình thành các vùng trồng lạc tập trung lớn ở các xã: Phúc Sơn, Minh Quang, Tân Mỹ, Hùng Mỹ, Xuân Quang,...chất lượng lạc thương phẩm được đảm bảo và tiêu thụ thuận lợi, ổn định trên thị trường. Để tiếp tục nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm, hình thành vùng sản xuất lạc thương phẩm và lạc giống tập trung, có chất lượng tốt, huyện đã triển khai Phương án sản xuất lạc giống L14 (cấp nguyên chủng) để nhân rộng trong sản xuất; xây dựng Đề án phát triển vùng lạc hàng hóa tập trung trong giai đoạn 2017 – 2020; đồng thời triển khai kế hoạch sản xuất lạc giống vụ đông 2017 tại 04 xã với quy mô trên 50 ha nhằm từng bước tái cơ cấu về thời vụ, hình thành vùng trồng lạc giống vụ đông, cung cấp giống tốt phục vụ cho sản xuất và tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế, các Doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất, nâng cao giá trị nhãn hiệu tập thể Lạc Chiêm Hóa, từ đó tăng cao giá trị kinh tế trong sản xuất, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân.         

 

Các đồng chí lãnh đạo huyện Chiêm Hóa kiểm tra cây lạc hàng hóa tại xã Minh Quang

        Huyện Chiêm Hóa đã và đang triển khai nhiều giải pháp tập trung, đồng bộ để tiếp tục nâng cao chất lượng nhãn hiệu tập thể lạc Chiêm Hóa, phấn đấu đến năm 2020, tổng diện tích trồng lạc trên địa bàn huyện trên 3.000 ha, sản lượng trên 9.800 tấn, giá trị sản xuất chiếm khoảng 16% trong tỷ trọng ngành trồng trọt để cây lạc tiếp tục phát huy thế mạnh trong việc nâng cao đời sống vật chất cho người dân và quá trình phát triển kinh tế trên địa bàn huyện./.


 

LẠC CHIÊM HÓA - SẢN PHẨM OCOP NĂM 2020

        Cây lạc được xác định là 1 trong 9 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Tuyên Quang (theo Quyết định số 481/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND tỉnh). Hàng năm, diện tích cây lạc toàn tỉnh trên 4.500 ha, sản lượng trên 12.000 tấn. Chiêm Hóa là huyện có vùng lạc lớn nhất tỉnh Tuyên Quang, với diện tích gieo trồng hàng năm khoảng 2.800 ha, năng suất bình quân khoảng 32 tạ/ha và sản lượng gần 9.000 tấn/năm.
 

Sản phẩm Lạc nhân và Lạc củ Chiêm Hoá

        Những năm qua, huyện Chiêm Hóa đã đẩy mạnh phát triển cây lạc gắn với quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nghiên cứu phục tráng giống lạc L14 và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật để mở rộng trong sản xuất lạc trên cả 3 vụ; nhờ đó mà cây lạc đã khẳng định được tiềm năng kinh tế, thu nhập của người dân từ trồng lạc không ngừng được nâng lên. Phúc Sơn là một xã vùng cao cách trung tâm huyện Chiêm Hóa 25 km, là xã có diện tích trồng lạc lớn nhất huyện Chiêm Hóa. Toàn xã có trên 2.000 hộ với gần 8.000 nhân khẩu, gồm 7 dân tộc anh em sinh sống. Lạc là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của xã. Vào thời vụ sản xuất, về với Phúc Sơn - Chiêm Hóa chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những cánh đồng bạt ngàn màu xanh của cây lạc.

Lãnh đạo Chi cục Phát triển nông thôn; cán bộ Trung tâm Khuyến nông
và Phòng Nông nghiệp và PTNT kiểm tra vùng lạc tại xã Phúc Sơn

 

        Với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng thuận lợi, cùng với sự cần cù lao động của người dân nơi đây đã tạo ra những vụ lạc bội thu năng suất cao, phẩm chất tốt. Lạc là loại thực phẩm phổ biến của người dân trong những bữa ăn thường ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những món ăn được chế biến từ lạc như: Lạc rang giòn, lạc rang muối, lạc luộc, dầu lạc, hay các loại bánh kẹo được chế biến từ lạc được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Năm 2015, lạc Chiêm Hóa đã chính thức được công nhận nhãn hiệu tập thể được giao cho Hợp tác xã nông lâm nghiệp Phúc Sơn quản lý. Sản phẩm lạc Chiêm Hóa không ngừng vươn xa. Nhờ vậy thương hiệu lạc Chiêm Hóa được đông đảo người tiêu dùng biết đến.

        Để phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, xã Phúc Sơn đã lựa chọn sản phẩm lạc tham gia chương trình OCOP năm 2020, gồm có: Lạc vỏ và Lạc nhân. Chủ thể phát triển sản phẩm này là Hợp tác xã nông lâm nghiệp Phúc Sơn. Năm 2020, Hợp tác xã đã thu mua, tiêu thụ lạc cho người dân, giá bán ra thị trường lạc vỏ khoảng từ 22.000 đồng/kg đến 30.000 đồng/kg; lạc nhân bán với giá 50.000 đồng/kg đến 55.000 đồng/kg. Ngoài việc liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lạc cho người dân tại địa bàn xã Phúc Sơn, Hợp tác xã nông lâm nghiệp cũng mở rộng liên kết vùng nguyên liệu sản phẩm OCOP trên địa bàn các xã, như: Hùng Mỹ, Tân Mỹ, Xuân Quang, Hà Lang, Trung Hà và Minh Quang.

        Để sản phẩm Lạc Chiêm Hóa có thể nâng cao giá trị, tăng thu nhập cho người dân, trong thời gian tới cần phát huy sức mạnh cộng đồng để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế địa phương, mở rộng quy mô sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn, nâng cao chất lượng sản phẩm, chế biến sâu các sản phẩm từ Lạc, tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để các sản phẩm vươn xa hơn nữa là vào hệ thống các cửa hàng, siêu thị trong và ngoài tỉnh./.

CHIA SẺ!

FACEBOOK COMMENTS