Số đơn | 4-2017-00298 | Ngày | 06/01/2017 |
---|---|---|---|
Số chứng nhận | 4-0294562-000 | Ngày cấp | 08/01/2018 |
Chủ đơn | Hợp tác xã chè Tân Thái 168 | ||
Địa chỉ | Thôn 2 Tân Yên, xã Tân Thành, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang | ||
Tên CSSX | Hợp tác xã chè Tân Thái 168 | ||
Địa chỉ CSSX | Thôn 2 Tân Yên, xã Tân Thành, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang | ||
Giám đốc | Ông Bàn Văn Dương | ||
SĐT | 0915.029.765 | Huyện | Hàm Yên |
Diện tích | 30 ha | ||
Năng suất | Chè búp tươi 12 tấn/ha/năm; chè khô 13 tấn/năm | ||
Mùa vụ | Tháng: 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 | ||
Sản lượng | 210 tấn/năm | ||
Đặc điểm | |||
Thị trường | Tuyên Quang; Hà Nội, Yên Bái, Thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng... | ||
Khả năng cung ứng | Đáp ứng nhu cầu khách hàng |
Để có được nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng, ông làm việc với các tổ hợp tác sản xuất chè, tự đứng ra mở các lớp tập huấn về sản xuất chè an toàn cho người dân, đồng thời cung ứng các loại phân bón, chế phẩm sinh học vừa đúng tiêu chuẩn VietGAP, vừa giữ được hương chè cho người trồng chè địa phương theo hình thức “trả chậm bằng sản phẩm” mà không lấy lãi. Theo tính toán, mỗi năm số tiền ông cho người dân ứng xấp xỉ 114 triệu đồng. Hợp tác xã Chè Tân Thái 168 hiện có 2 cơ sở sản xuất, chế biến, 1 cơ sở tại thôn 5 Làng Bát và 1 cơ sở tại thôn 2 Tân Yên.
Cùng tham gia sản xuất với người nông dân, cùng chung tay xây dựng nông thôn mới, ông Dương nhận thấy thôn 5 Làng Bát hoàn toàn có điều kiện để xây dựng thành một làng nghề như làng nghề chè Vĩnh Tân của xã Tân Trào (Sơn Dương). Ông đã cùng làm việc với thôn, với xã để chuẩn bị các điều kiện thành lập làng nghề, đồng thời tiếp tục vận động 20 hộ cùng tham gia vào tổ hợp tác sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, qua đó để đáp ứng yêu cầu của một làng nghề, đồng thời tăng sản lượng chè cung ứng cho hợp tác xã. Theo tính toán của ông Dương, nếu xây dựng được làng nghề, không chỉ sản phẩm chè của xã Tân Thành có được chỗ đứng ổn định, vững chắc trên thị trường, mà còn là điều kiện giúp người trồng chè nơi đây yên tâm hơn trong đầu tư sản xuất chè.
Sản phẩm Chè Tân Thái Dương 168 của Hợp tác xã Chè Tân Thái 168, xã Tân Thành (Hàm Yên) được chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa tháng 6/2017, đã được Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh dán tem truy xuất nguồn gốc. Sản phẩm của hợp tác xã hiện được bán tại các tỉnh khu vực miền Trung. Năm 2016, Giám đốc Hợp tác xã Bàn Văn Dương vinh dự được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Liên minh Hợp tác xã tỉnh. Ông Dương cho biết, tới đây hợp tác xã sẽ xây dựng 1 kho lạnh để bảo quản chè, nhằm giữ được chất lượng chè tốt nhất cho tới khi phân phối đến người tiêu dùng./.
Chè Tân Thái 168 mới xuất hiện trên thị trường giữa năm 2013 nhưng đã tạo dựng được tên tuổi nhất định. Ông chủ của thương hiệu Chè Tân Thái 168 là Bàn Văn Dương, xã Tân Thành (Hàm Yên) chia sẻ: “Xây dựng được thương hiệu chè, đưa chè Hàm Yên đến với thị trường là ước muốn lớn nhất của tôi trong thời điểm này”.
Tân Thành là xã có diện tích chè lớn nhất nhì huyện Hàm Yên với 131 ha, năng suất chè Tân Thành hiện cũng đạt cao nhất nhì huyện, 86 tạ/ha, cá biệt có những nơi đạt trên 180 tạ/ha. Đây là điều kiện để các hợp tác xã sản xuất, chế biến chè chọn Tân Thành là nơi xây dựng cơ sở tại đây.
Ông Bàn Văn Dương, người dân tộc Dao Tiền vốn là một người buôn chè. Ông Dương bảo, trước năm 2013, ông đi khắp Tuyên Quang, Phú Thọ, Thái Nguyên gom chè, buôn chè vào các tỉnh miền Trung, từ Thanh Hóa, Nghệ An đến Quảng Bình, Quảng Trị. Từ buôn chè, vị chè ngấm vào ông lúc nào không hay. Ông Dương chia sẻ, để tìm được nguồn chè ngon, chè sạch không hề đơn giản, trong khi chè Tân Thành vốn nổi tiếng thơm ngon, đậm vị, nhưng cái tiếng trên thị trường chưa có. Nếu chỉ gắn với nghề buôn chè, thì chè Tân Thành, Hàm Yên chắc cũng lẫn cùng với nhiều loại chè khác. Sẵn có kinh nghiệm giao hàng, sẵn có thị trường rộng lớn, ông Dương quyết định thành lập hợp tác xã khép kín các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm.
Ông Bàn Văn Dương kiểm tra sản phẩm chè sau công đoạn làm héo.
Năm 2013, Hợp tác xã Chè Tân Thái 168 ra đời. Đây cũng là hợp tác xã sản xuất, chế biến chè đầu tiên của xã Tân Thành. Một trong những khó khăn đối với những người thu mua chè búp tươi như ông là chè kém chất lượng. Ông Dương đã nhiều lần mua phải loại chè còn tồn dư dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phải bỏ hoàn toàn nguyên liệu. Để có được nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng, ông làm việc với các tổ hợp tác sản xuất chè, tự đứng ra mở các lớp tập huấn về sản xuất chè an toàn cho người dân, đồng thời cung ứng các loại phân bón, chế phẩm sinh học vừa đúng tiêu chuẩn VietGAP, vừa giữ được hương chè cho người trồng chè địa phương theo hình thức “trả chậm bằng sản phẩm” mà không lấy lãi. Theo tính toán, mỗi năm số tiền ông cho người dân ứng xấp xỉ 114 triệu đồng.
Ông Ninh Văn Tuyên, tổ phó tổ chè VietGAP thôn 5 Làng Bát phấn khởi, khi mới tham gia cung ứng nguyên liệu cho Hợp tác xã Chè Tân Thái 168, tổ chỉ có 19 thành viên với diện tích chè 5 ha. Nhưng sau gần 3 năm, đã có 30 thành viên tham gia, diện tích cũng tăng trên 16 ha. Mỗi năm các thành viên trong tổ hợp tác có nhu cầu sử dụng trên 40 tấn phân bón, chế phẩm sinh học. Ông Tuyên là người trực tiếp rà soát, thống kê nhu cầu sử dụng phân bón, làm việc với Hợp tác xã và cung ứng về cho các thành viên trong tổ. Ông Tuyên bảo, tính bình quân mỗi hộ vay chắc cũng chỉ khoảng vài triệu đồng, nhưng vì hầu hết là nông dân, số vốn như vậy cũng giúp họ đáng kể trong việc đầu tư, chăm sóc cây chè, không nhờ cách làm này, nhiều hộ không có đủ điều kiện để chăm sóc, đầu tư cho cây chè đâu. Đơn cử như nhà bà Tạ Thị Đặng, một hộ đơn thân của thôn, không có thu nhập ngoài, không có người hỗ trợ, mỗi năm 7 sào chè của bà cần khoảng 5 tạ phân, nếu không có chính sách “trả chậm bằng sản phẩm”, chắc bà đã phải vay lãi bên ngoài.
Ước mơ về làng nghề thứ hai
Một trong những may mắn của ông Dương khi thành lập Hợp tác xã, xây dựng nhãn hiệu Chè Tân Thái 168 là sự đồng hành của Quỹ tài trợ cạnh tranh doanh nghiệp của dự án TNSP. Bên cạnh nguồn vốn, các lớp tập huấn kỹ thuật, dự án TNSP đã hỗ trợ Hợp tác xã xây dựng thành công nhãn hiệu Chè Tân Thái 168.
Với suy nghĩ, nhà nước giúp mình phần móng, còn mình phải tự xây nhà, ngay sau khi thành lập Hợp tác xã, ông Dương nhanh chóng định hình được thị trường của mình. Không đưa sản phẩm của mình cạnh tranh với thị trường miền Bắc, ông bắt mối với các đại lý để đưa sản phẩm vào các tỉnh miền Trung. Ông mở 1 tổng đại lý tại thị xã Ba Đồn (tỉnh Quảng Bình) và 1 đại lý tại tỉnh Quảng Trị. Năm đầu tiên đưa chè Tân Thái 168 vào giới thiệu sản phẩm và bán tại đây, giá chè chỉ được 120 nghìn đồng đến 140 nghìn đồng/kg, nhưng sau nhờ tập trung vào sản xuất, chế biến sản phẩm chè VietGAP, chất lượng sản phẩm ngày một nâng cao, 1 kg chè Tân Thái 168 được bán với giá trên 200 nghìn đồng, tương đương với sản phẩm chè đặc sản của Tân Cương (Thái Nguyên). Giờ, mỗi năm thị trường tại hai tỉnh miền Trung này tiêu thụ trên 40 tấn chè của Hợp tác xã Chè Tân Thái 168, sản phẩm cung cấp đến đâu hết đến đấy.
Hợp tác xã Chè Tân Thái 168 hiện có 2 cơ sở sản xuất, chế biến, 1 cơ sở tại thôn 5 Làng Bát và 1 cơ sở tại thôn 2 Tân Yên, trong đó riêng cơ sở tại thôn 5 Làng Bát bao tiêu sản phẩm cho hơn 30 hộ gia đình trồng chè VietGAP. Cùng tham gia sản xuất với người nông dân, cùng chung tay xây dựng nông thôn mới, ông Dương nhận thấy thôn 5 Làng Bát hoàn toàn có điều kiện để xây dựng thành một làng nghề như làng nghề chè Vĩnh Tân của xã Tân Trào (Sơn Dương). Ông đã cùng làm việc với thôn, với xã để chuẩn bị các điều kiện thành lập làng nghề, đồng thời tiếp tục vận động 20 hộ cùng tham gia vào tổ hợp tác sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, vừa để đáp ứng yêu cầu của một làng nghề, vừa để tăng sản lượng chè cung ứng cho hợp tác xã. Theo tính toán của ông Dương, nếu xây dựng được làng nghề, không chỉ sản phẩm chè của xã Tân Thành có được chỗ đứng ổn định, vững chắc trên thị trường, mà còn là điều kiện giúp người trồng chè nơi đây yên tâm hơn trong đầu tư sản xuất chè. Không chỉ dừng lại ở đấy, mong ước của ông Dương hiện giờ là ngoài nguyên liệu của xã Tân Thành, Hợp tác xã được ký bao tiêu toàn bộ sản phẩm chè của bà con trong huyện với nguyên tắc sản xuất chè theo đúng quy trình VietGAP của Hợp tác xã và giá được mua theo giá thị trường./.
CHIA SẺ!